Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại máy in tem nhãn, vạch mã sản phẩm với nhiều mẫu mã, hình thức và kích thước đa dạng. Tuy nhiên, mỗi cửa hàng khác nhau lại phù hợp với một loại thiết bị. Bởi vậy, trước khi mua thiết bị, bạn nên hỏi người bán về thông tin sản phẩm để có một cái nhìn tổng quan hơn.
Lưu ý khi chọn mua máy in nhãn mã vạch cho cửa hàng
- Độ phân giải đầu in (Printhead Resolution)
Mã vạch được in trên giấy decal đòi hỏi phải có độ rõ nét để máy quét mã vạch có thể dễ dàng đọc hoặc quét được. Ký hiệu được tập hợp trên mã vạch là tập hợp của nhiều thanh (vạch) có độ rộng khác nhau. Do vậy, khi mua máy in tem nhãn, dù là chuyển hay cảm nhiệt thì bạn nên chú ý tới độ phân giải (độ đậm và mịn của nét in) của máy in.
Bạn nên lựa chọn những loại máy in có độ phân giải dao động từ 203 đến 600 dpi. Dpi là đơn vị đo của độ phân giải. Dpi càng cao thì chất lượng in sẽ ngày càng đẹp và rõ nét. Tuy nhiên, giá thành của thiết bị cũng sẽ cao hơn.
- Tốc độ in (Print Speed)
Tốc độ in thể hiện số lượng tem in ra được trong một đơn vị thời gian mặc định (giây, phút…). Như vậy, tốc độ in của máy in tem nhãn càng cao thì số lượng tem in ra được càng nhiều, trong thời gian càng ngắn. Tuy nhiên, tốc độ in cao thì đầu in của thiết bị cũng dễ bị hao mòn và hư hỏng.
Bạn nên chọn máy in mã vạch có tốc độ in tối thiểu là 4-6 ips để vừa đảm bảo số lượng tem in ra trong thời gian vừa phải, vừa đảm bảo được tuổi thọ của máy in.
- Chiều rộng in tối đa
Các dòng máy in phổ thông có khổ tiêu chuẩn là 4 inch. Tuy nhiên cũng có một số khổ in khác để phù hợp nhu cầu của bạn như 2 inch 3 inch. Các khổ in lớn hơn cho các ngành công nghiệp nặng có thể lên đến 6 – 8 inch.
- Bộ nhớ dữ liệu (SDRAM)
Trong máy in nhãn có 2 loại bộ nhớ là Flash Memory (bộ nhớ hệ thống) và SDRAM (bộ nhớ dữ liệu). Khi bạn cần in nhãn với số lượng nhiều hoặc khi bạn cần in nhãn với nhiều đồ hoạ thì máy in cần phải có SDRAM đủ lớn để có thể chứa được tất cả dữ liệu đó. Một máy in nhãn nên có tối thiểu từ 2MB – 4MB SDRAM để đáp ứng tốt nhu cầu in ấn mức trung bình.
- Vật liệu in (Media Type)
Ngoài giấy là vật liệu in chính, các máy in nhãn còn có thể in được lên 1 số vật liệu in khác như giấy nhựa tổng hợp (loại giấy dai), giấy bạc, giấy nhôm, các loại film, da mỏng, v.v…Bạn cần tham khảo ý kiến của người bán để được giới thiệu loại máy in thích hợp.
Tính năng nổi trội
Dựa vào tốc độ in, kết cấu khung sườn và độ phân giải của máy in vạch mã, nhà sản xuất phân ra làm 3 loại cơ bản:
Mua máy in nhãn mác để bàn (Destop Printer): là loại máy nhỏ gọn, chiều dài cuộn giấy thường là 50m, có độ phân giải và tốc độ in nhỏ nhất. Máy in này thường được dùng ở những nơi có sản lượng tem ít như cửa hàng thời trang, siêu thị mini, điểm bán vé…
Máy in bán công nghiệp (Light Industrial Printer): là những máy in hơi to, có nắp phủ (cover) làm bằng nhựa plastic nên khối lượng trung bình. Tốc độ in vừa phải, độ dài giấy lên tới 150m. Thường dùng ở kho vận, siêu thị lớn…
Máy in nhãn mác công nghiệp nặng ( Heavy Industrial Printer ): là những máy in to hơn, khung sườn chắc chắn, có cấu tạo bằng thép giúp nâng cao tốc độ in lên tối đa 13 ips. Thích hợp trong các ứng dụng in tem mã vạch trong dây chuyền sản xuất với số lượng in cực lớn, hàng loạt.
Mua máy in nhãn với thương hiệu sản xuất
Một yếu tố nữa cũng quyết định đến chất lượng của thiết bị in mã vạch đó là hãng sản xuất. Ở Việt Nam có rất nhiều thương hiệu uy tín, giá cả lại phải chăng như, TSC, Xprinter, Zebra, Postek, Wincode…
Gợi ý 2 loại máy in vạch mã chuyên sử dụng cho cửa hàng bán lẻ
Máy in mã vạch TSC TE200
TSC TE200 là dòng máy in vạch mã của TSC, sử dụng công nghệ in nhiệt hiện đại. Máy cung cấp độ phân giải tiêu chuẩn 8 dots/mm (203dpi) với tốc độ in tốt nhất đạt 6 inch/giây và 12 dots/mm (300 dpi) nên mã vạch in ra rất chuẩn xác và rõ nét. Hơn thế nữa, máy in tem nhãn TSC TE200 còn có bộ xử lý 400MHz nhanh chóng cùng bộ nhớ 16MB DRAM và 8MB giúp hiệu suất làm việc được tối ưu hơn.
TSC TE200 còn có khả năng kết nối với máy tính để thực hiện chức năng in thông tin và mã vạch lên bề mặt của tem nhãn. Ngoài ra, loại máy in vạch mã này còn có thể kết nối với USB cực tiện dụng, tránh làm gián đoạn công việc của bạn khi xảy ra những tình huống bất ngờ.
Máy in mã vạch Xprinter 350B
Cũng giống như máy in tem nhãn TSC TE200, máy in vạch mã sản phẩm Xprinter 350B là loại máy in nhiệt trực tiếp mà không cần mực ribbon, vừa giúp tiết kiệm chi phí mua mực lại giúp hóa đơn hay mã vạch in ra được rõ ràng, sắc nét, lâu phai màu.
Xprinter 350B sử dụng khổ tối đa 80mm mang đến sự lựa chọn tuyệt vời của rất nhiều chủ doanh nghiệp. Ngoài ra, thiết bị này có khả năng in 400-620 tem/1 phút, giúp sản phẩm được in ra nhanh chóng.
Cả 2 loại máy in tem nhãn TSC TE200 và Xprinter 350B đều phù hợp với hầu hết các mô hình kinh doanh, từ nhỏ đến lớn, từ cửa hàng, siêu thị mini đến các đại lý, chuỗi cửa hàng hay siêu thị lớn.
Mọi chi tiết khách hàng liên hệ theo địa chỉ:
Office: Số 31, Đường Tô Vĩnh Diện, Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Tel: 0274 3872406 – 0274 3872 113, Fax: 0274 3872405
Mr.Vinh: 0943805121 – Email: [email protected]
Ms.Bạch: 0912665120 – Email: phan.thanhbach@yahoo.com.vn